SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
4
4
0
0
9
Tin tức sự kiện 01 Tháng Sáu 2011 9:45:00 SA

Tìm hiểu nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004)

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) gồm 5 chương, 60 điều. Nhân kỷ niệm 61 năm ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6/1950 – 01/6/2011) và nhân năm “Vì Trẻ em”; xin trao đổi một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004:

1.       Không phân biệt đối xử với trẻ em:

Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, có con chung, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

2.       Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, và giáo dục trẻ em:

Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân. Trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3.       Thực hiện quyền của trẻ em:

Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.

4.       Các hành vi bị nghiêm cấm:

Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ, dụ dỗ lôi kéo trẻ em lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi; dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý, lôi kéo trẻ em đánh bạc, bán cho trẻ em sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

Dụ dỗ lừa dối dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm xâm hại tình dục trẻ em.

Ép buộc trẻ em sử dụng văn hoá kích động bạo lực, đồi truỵ, tàng trữ văn hóa phẩm độc hại.

Lạm dụng trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của luật lao động.

5.       Các quyền cơ bản và bổn phận trẻ em:

Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

Trẻ em chưa xác định được cha mẹ, nếu có yêu cầu được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha mẹ, theo quy định của Pháp luật.

6.       Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng:

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

7.       Trẻ em có quyền được sống chung với cha mẹ:

Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ tường hợp vì lợi ích của trẻ em.

8.       Quyền được chăm sóc sức khoẻ:

Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các sơ sở y tế công lập.

9.       Quyền được học tập:

Trong các bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập trẻ em không phải trả tiền.

10.   Quyền được vui chơi giải trí:

Trẻ em được quyền hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể dục, thể thao, du lịch.

11.   Quyền được có tài sản.

12.  Quyền được phát triển năng khiếu.

13.  Quyền được tiếp cận các thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

14.  Bổn phận của trẻ em:

Yêu quý , kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, lễ phép với người lớn, thương yêu giúp đỡ em nhỏ, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn…

Chăm chỉ học tập, giữ vệ sinh thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.

Yêu lao động, giúp đỡ gia đình các công việc vừa với sức của mình, khiêm tốn, trung thực tôn trọng pháp luật, tuân theo nội quy của nhà trường, thực hiện nếp sống văn minh gia đình văn hóa, tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

15.   Những việc trẻ em không được làm:

-          Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.

-          Xâm phạm tính mạng, thân thể nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng. Sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ.

16.   Trách nhiệm bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em:

-          Trách nhiệm đăng ký khai sinh.

-          Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng.

-          Trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em sống chung với cha mẹ.

-          Trách nhiệm, bảo vệ, tính mạng thân thể, nhân phẩm, danh dự.

-          Trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ.

-          Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập.

-          Trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

-          Trách nhiệm bảo đảm quyền phát triển năng khiếu.

-          Trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự.

-          Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội.

-          Trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

-          Trách nhiệm của Mặt trận tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận.

-          Trách nhiệm của các cơ quan truyền thông đại chúng.

-          Trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật.

-          Trách nhiệm của Nhà nước.

-          Bảo trợ các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

17.   Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

18.   Các chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

19.  Các hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

(Nguyễn Văn Dũng – Phòng Tư pháp Q8)

 


Số lượt người xem: 4178    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Không tìm thấy video nào trong thư viện này
Tìm kiếm