SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
3
7
8
8
2
Kiến thức quản lý tài chính 18 Tháng Mười 2010 9:50:00 SA

Một số chế độ chi tiêu ngân sách (Cập nhật đến ngày 30 tháng 9 năm 2010)

Chi tiền làm thêm giờ

a) Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày là 8 giờ, số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng là 22 ngày; để làm căn cứ trả tiền làm thêm giờ.

- Thời giờ làm việc vào ban đêm được xác định từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam.

- Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày = Tiền lương giờ x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ thực tế làm thêm.

Trong đó: Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày thường, 200% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày nghỉ hàng tuần, 300% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động).

- Trường hợp bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm: Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày = Tiền lương giờ x 50% hoặc 100% hoặc 200% x Số giờ thực tế làm thêm.

Trong đó: Mức 50% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày thường, 100% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày nghỉ hàng tuần, 200% áp dụng đối với giờ làm thêm ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương.

b) Đối với chế độ làm việc sáng thứ bảy hàng tuần theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố: Không nghỉ bù, tính mức tiền làm thêm giờ là 200%; có nghỉ bù, tính mức tiền làm thêm giờ là 100%; chi từ kinh phí tự chủ.

Trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo

Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm. Phải hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn và các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc của nhà giáo. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiền lương dạy thêm giờ trả theo tháng. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tùy điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp và quyết toán vào cuối năm tài chính.

- Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

- Các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, nguồn chi trả do ngân sách bảo đảm trong dự toán chi ngân sách hàng năm. Các cơ sở giáo dục công lập đã được giao tự chủ tài chính, nguồn kinh phí chi trả tiền lương dạy thêm giờ từ các nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục công lập đó và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao tự chủ.

Trích Quỹ thi đua khen thưởng

- Thông tư số 73/2006/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Công văn số 12616/LS-TC-TĐKT ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Sở Tài chính và Ban Thi đua Khen thưởng thành phố hướng dẫn việc trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng.

a) Nguyên tắc

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm chi tiền thưởng kèm theo hình thức khen thưởng từ Quỹ thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị.

- Đối với trường hợp tập thể, cá nhân thuộc địa phương được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định khen thưởng, Ban Thi đua Khen thưởng thành phố chi từ nguồn Quỹ thi đua, khen thưởng của thành phố.

b) Nguồn và mức trích Quỹ thi đua khen thưởng

- Đối với Ủy ban nhân dân phường: Trích từ dự toán chi ngân sách nhà nước với mức trích tối đa 1% chi ngân sách thường xuyên (không kể kinh phí chi sự nghiệp kinh tế, dự phòng ngân sách và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương).

- Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: Mức trích tối đa bằng 15% tổng quỹ lương theo ngạch bậc của số cán bộ, công chức trong biên chế và tiền công cả năm, bố trí trong kinh phí giao tự chủ. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên được trích lập theo chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp.

- Đối với tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đang được ngân sách nhà nước hỗ trợ bảo đảm chi hoạt động thường xuyên cho số biên chế được cấp có thẩm quyền giao: Mức trích tối đa không quá 15% quỹ tiền lương ngạch bậc của số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho mục đích thi đua, khen thưởng (nếu có), các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

c) Đơn vị mở tài khoản tiền gửi về Quỹ thi đua khen thưởng tại Kho bạc Nhà nước để quản lý và phải mở sổ theo dõi tình hình thu, chi. Rút dự toán để chuyển vào Quỹ thi đua khen thưởng (tiểu mục 7764). Hàng năm, báo cáo sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng và được tổng hợp trong báo cáo quyết toán năm.

d) Từ ngày 01/6/2010, mức chi khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Chi công tác phí, hội nghị

- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

(Trước ngày 20/8/2010, thực hiện theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 và Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính)

a) Mức khoán công tác phí theo tháng:

Đối với cán bộ thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt...); thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

b) Chi hội nghị:

- Không tổ chức liên hoan, chiêu đãi, hạn chế thuê biểu diễn văn nghệ, không chi các hoạt động kết hợp tham quan, nghỉ mát, không chi quà tặng, quà lưu niệm. Kinh phí tổ chức hội nghị được bố trí sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chi nước uống: Tối đa không quá mức 30.000 đồng/ngày (2 buổi)/đại biểu.

Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

- Không sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để chi cho bộ máy quản lý công tác đào tạo, chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

- Chi thù lao giảng viên (một buổi giảng được tính gồm 4 tiết): Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá 500.000 đồng/buổi; giảng viên, báo cáo viên cấp Cục, Vụ, Viện, giáo sư, phó giáo sư, chuyên viên cao cấp, Tỉnh ủy viên, trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá 400.000 đồng/buổi; giảng viên, báo cáo viên là tiến sỹ khoa học, tiến sỹ; chuyên viên chính, phó các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá 300.000 đồng/buổi; giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên, giảng viên, báo cáo viên cấp quận, huyện, thị xã, mức tối đa không quá 200.000 đồng/buổi; giảng viên, báo cáo viên cấp xã, mức tối đa không quá 120.000 đồng/buổi.

- Nội dung chi do cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học chi từ nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn kinh phí khác: Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ, tết), thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ). Các khoản chi này không vượt quá mức chi quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007, Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.

Chi tiếp khách

Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

- Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) phải thực hành tiết kiệm trong việc tiếp khách; việc tổ chức tiếp khách phải đơn giản, không phô trương hình thức, thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan. Không sử dụng ngân sách để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc.

- Mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định; công khai, minh bạch và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định.

- Chế độ chi tiêu tiếp khách được thực hiện kiểm soát và quyết toán theo đoàn khách trên cơ sở chứng từ chi tiêu hợp pháp.

a) Đối với khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị: Chi nước uống tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày.

b) Chi mời cơm: Các cơ quan, đơn vị không tổ chức chi chiêu đãi đối với khách trong nước đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; trường hợp xét thấy cần thiết thì chỉ tổ chức mời cơm khách theo mức chi tiếp khách tối đa không quá 200.000 đồng/1 suất.

Trong khi chưa có quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm đối với từng loại hình cơ quan của Ủy ban nhân dân thành phố; thủ trưởng cơ quan, đơn vị được quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm, mức chi mời cơm trong phạm vi khung mức chi quy định nêu trên. Các cơ quan, đơn vị chỉ được sử dụng từ nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ và các nguồn thu hợp pháp khác để chi mời cơm khách và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động đã được giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ: Thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định đối tượng khách được mời cơm, mức chi mời cơm và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.

Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

Thông tư liên tịch số 40/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

- Phường: định mức chi 300.000 đồng/tháng.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp: chi từ dự toán được giao, đối với cơ quan, đơn vị thực hiện tự chủ thì chi từ kinh phí tự chủ.

Chi tiền tàu, xe nghỉ phép

Thông tư số 108 TC/HCVX ngày 30 tháng 12 năm 1993 của Bộ Tài chính quy định chế độ phụ cấp tiền tàu, xe cho CNVC nhà nước đi nghỉ phép hàng năm.

a) Đối tượng áp dụng

- Công chức viên chức hành chính sự nghiệp, quân nhân và công an nhân dân (thuộc diện hưởng lương) đang công tác ở miền núi và hải đảo có nghỉ lao động hàng năm theo chế độ quy định, được thủ trưởng đơn vị cấp giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con).

- Công chức viên chức hành chính sự nghiệp, quân nhân và công an nhân dân (thuộc diện hưởng lương) có đủ điều kiện nghỉ lao động hàng năm theo chế độ quy định, được thủ trưởng đơn vị cấp giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân bị ốm đau, tai nạn phải điều trị, bị chết (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con).

b) Điều kiện thanh toán: Tiền tàu xe đi nghỉ phép năm chỉ thanh toán cho các đối tượng nói trên mỗi năm một lần (cả lượt đi và lượt về) theo giá cước thông thường của các phương tiện vận tải thông thường như: Ô tô, tàu hoả, ca nô, tàu chạy ven biển.

c) Thể thức thanh toán

- Tiền tàu xe nghỉ phép năm của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó. Trường hợp vì công việc mà phải lùi thời gian nghỉ phép năm sang đầu quý I của năm sau thì cũng được thanh toán, nhưng cũng chỉ trong phạm vi quý I năm sau.

- Tiền tàu xe đi phép năm chỉ được thanh toán khi đối tượng thực sự có đi phép thăm gia đình. Trường hợp không đi mà nhờ người khác xin chứng nhận để thanh toán hoặc nhờ phương tiện của cơ quan, đơn vị khác mà vẫn thanh toán nếu bị phát hiện phải hoàn trả lại cho công quỹ.

Kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ

- Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Nguồn kinh phí thực hiện theo Công văn số 1590/STC-HCSN ngày 24/02/2010 của Sở Tài chính về hướng dẫn kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ trong các đơn vị sử dụng ngân sách:

+ Đối với các cơ quan, đơn vị đã giao tự chủ: Chi từ nguồn kinh phí giao tự chủ.

+ Đối với kinh phí hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ quận, phường: Chi từ nguồn kinh phí không giao tự chủ.

- Mức chi bồi dưỡng kiêm nhiệm của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ theo Công văn số 1210/UBND-VX ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố:

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà nước được giao tự chủ tài chính: Thủ trưởng đơn vị quyết định thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, chi từ kinh phí được giao tự chủ.

+ Đối với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ quận, phường: 100.000 đồng/người/tháng, chi từ kinh phí ngoài tự chủ.

Đối với phường

- Chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách từ ngày 01 tháng 01 năm 2010: Phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,86 (hệ số bậc 1 ngạch cán sự) của mức lương tối thiểu chung. Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng. Trợ cấp khuyến khích đối với người có trình độ đại học trở lên.

Nếu kiêm nhiệm chức danh khác mà giảm được 01 người trong số lượng được giao thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức phụ cấp hàng tháng. Thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

- Chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu tham gia công tác, giữ các chức danh cán bộ và cán bộ không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn từ ngày 01 tháng 7 năm 2010:

+ Cán bộ nghỉ hưu tham gia công tác, giữ chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và các chức danh cán bộ không chuyên trách phường, xã, thị trấn, được hưởng 92,5% (trừ 7,5% không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế) của hệ số 1,86.

+ Đối với cán bộ nghỉ hưu tham gia công tác, giữ các chức danh cán bộ phường, xã, thị trấn (trừ các chức danh nêu trên), hưởng 92,5% hệ số bậc 1 lương chức vụ (Bảng lương 2 bậc) theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

+ Cán bộ nghỉ hưu tham gia công tác, giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng các đoàn thể phường, xã, thị trấn được hưởng khoản trợ cấp trách nhiệm 50.000 đồng/người/tháng.

+ Nguồn kinh phí thực hiện trong định mức kinh phí theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính của phường, xã, thị trấn.

- Trợ cấp khuyến khích người có trình độ đại học công tác tại phường: Thực hiện theo Quyết định số 65/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố. Từ ngày 01/7/2009, cán bộ, công chức có trình độ đại học hệ chính quy: 750.000 đồng/người/tháng; cán bộ, công chức có trình độ đại học các hệ còn lại: 500.000 đồng/người/tháng.

- Tổ cán sự xã hội tình nguyện:

+ Bồi dưỡng cho tổ cán sự xã hội tình nguyện: Từ ngày 01/5/2010, thực hiện theo Công văn số 2064/UBND-VX ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố. Mức chi tổ trưởng 350.000 đồng/người/tháng, tổ phó 300.000 đồng/người/tháng, tổ viên 250.000 đồng/người/tháng.

+ Kinh phí hoạt động (văn phòng phẩm, thông tin liên lạc…): Thực hiện theo Công văn số 3005/UBND-VX ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố, tối đa từ 100.000 đồng/tháng đến 300.000 đồng/tháng; địa bàn trọng điểm, nhiều tệ nạn ma túy, mại dâm, tổ có 07 thành viên nòng cốt: 300.000 đồng/tháng; địa bàn có ít tệ nạn ma túy, mại dâm, tổ có 03 thành viên nòng cốt: 200.000 đồng/tháng; địa bàn chưa có tệ nạn ma túy, mại dâm, tổ có 02 thành viên nòng cốt: 100.000 đồng/tháng.

- Chế độ chi dân quân thường trực của phường:

+ Theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 06/7/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố, từ ngày 01/5/2009, trợ cấp hàng tháng bao gồm trợ cấp tiền ăn và sinh hoạt phí 1.200.000 đồng/người/tháng; trợ cấp trang phục hàng năm (kể cả cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự và nhân viên thống kê phường đội) 915.000 đồng/người/năm.

+ Theo Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 27/3/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố), trợ cấp quân trang lần đầu 465.000 đồng/người/năm; sau khi hoàn thành nhiệm vụ tập trung thường trực được hưởng trợ cấp một lần, mỗi năm công tác làm nhiệm vụ thường trực được hưởng một tháng trợ cấp hiện hưởng.

- Chi công tác hòa giải ở cơ sở: Thực hiện theo Quyết định số 93/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Trợ cấp thôi làm công tác hội cựu chiến binh của phường do quận chi.

- Phụ cấp khu phố: 2,5 triệu đồng/tháng, tổ dân phố 250.000 đồng/tháng theo Quyết định số 4857/QĐ-UBND ngày 11/11/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Bảo vệ dân phố của phường: 1.200.000 đồng/người/tháng (từ tháng 4/2010). Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Tổ trưởng, Tổ phó Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp trách nhiệm 100.000 đồng/tháng. Trang phục: 915.000 đồng/người/năm. Ngân sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện.

- Kinh phí của Thanh tra Xây dựng phường do Thanh tra Xây dựng quận quản lý, sử dụng, cấp phát. Nguồn thu phạt xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền cấp phường ban hành quyết định xử phạt điều tiết 100% ngân sách phường theo Quyết định số 178/2006/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân phường sử dụng để chi cho thanh tra xây dựng phường theo Điều 30 Quyết định số 133/2007/QĐ-UBND ngày 23/11/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố:

+ Chi cho hoạt động chuyên môn, làm ngoài giờ hành chính, làm ngày lễ, ngày tết, thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ khác; mua bổ sung phương tiện, thiết bị kỹ thuật.

+ Trích thưởng: 10% số thu phạt thực nộp ngân sách.

- Phụ cấp đối với Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường: Theo Quyết định số 5081/QĐ-UBND ngày 09/11/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố, mức phụ cấp là 1.500.000 đồng/người/tháng, nguồn chi từ kinh phí giao tự chủ, thời gian thực hiện từ ngày có quyết định nhận nhiệm vụ Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Phụ cấp trách nhiệm của ủy viên ban chấp hành Đảng bộ phường: 0,3 mức lương tối thiểu, chi từ kinh phí không tự chủ, hạch toán chương 819 loại 460 khoản 461 mục 7850 tiểu mục 7854.


Số lượt người xem: 17080    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm