CÔNG TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8 “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
0
8
4
8
6
0
1
Nhân vật lịch sử từ thời dựng nước đến thế kỷ X 21 Tháng Mười 2011 2:10:00 SA

9. LÝ NAM ĐẾ (503 - 548)

Tên thật : Lý Bí (Lý Bôn),

Xuất thân là một hào trưởng địa phương, ông có tài văn võ, có lúc làm Giám quân ở huyện Cửu đức thuộc Đức Châu (Nghệ An) nhưng do bất bình với bọn quan lại sở tại ức hiếp dân chúng, Ông từ bỏ nhiệm sở. Về lại quê nhà (huyện Thái Bình – vốn là đất cũ của huyện Mê Linh thời Tây Hán, nơi Hai Bà Trưng dấy nghĩa), Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa đánh đổ bọn quan lại nhà Lương (Trung Quốc).

Sau chiến thắng ở cả biên thùy phía Bắc và phía Nam chống nhà Lương, tháng 02 năm 544, Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng đế, xưng là Việt Đế còn gọi Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (mười nghìn mùa xuân) mà sử cũ cho là “mong xã tắc được lâu bền muôn đời”, lấy niên hiệu riêng cho triều đại mới là Thiên Đức (đức của Trời), đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Lý Bí đặt ra trăm quan, dựng điện Vạn thọ (thọ mười ngàn đời) để các quan văn đến triều hội. Lý Bí tôn thờ tín ngưỡng dân gian, Ông cho lập miếu thờ bà Triệu (lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống nhà Ngô vào năm 248) và phong Thánh hiệu cho bà.

Lý Bí ở ngôi được 5 năm (534 – 548).

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

(Tài liệu tham khảo : Lịch sử Việt Nam, tập 3 của Hội Đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2007).

 


Số lượt người xem: 8663    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm