CÔNG TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8 “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
5
6
0
9
6
Nhân vật lịch sử từ thời dựng nước đến thế kỷ X 21 Tháng Mười 2011 1:20:00 SA

16. LÊ ĐẠI HÀNH (941 - 1005)

Tên thật : Lê Hoàn, được vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Thập đạo tướng quân.

Lê Hoàn người làng Bảo Thái huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Cha me ông lần lượt qua đời khi ông còn nhỏ nên ngay từ bé Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ. Tại đây, ông làm việc chăm chỉ, chịu khó.

Năm 16 tuổi, Lê Hoàn gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh. Dù chỉ là lính thường nhưng trí dũng khác người, tính tình phóng khoáng nên được Đinh Bộ Lĩnh quý mến. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Lê Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ (Tổng chỉ huy quân đội cấm vệ) của triều đình Hoa Lư.

Tháng 10 năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết. Nên triều thần cùng tôn con trai thứ của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn lên ngôi hoàng đế khi ấy được 6 tuổi. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được nắm quyền nhiếp chính, xưng là Phó Vương.

Nội bộ nghi ngờ lẫn nhau, dẫn đến tình trạng rối loạn, các tướng lĩnh kéo binh chống lại Lê Hoàn. Song song đó, nhà Tống (Trung Quốc) cũng nhân cơ hội nước ta đang rối loạn mà kéo quân tiến đánh.

Trước tình cảnh đó, Dương Thái Hậu - mẹ của Đinh Toàn, giao cho Lê Hoàn chuẩn bị chống quân xâm lược. Quân sĩ tôn Lê Hoàn lên ngôi vua để lãnh đạo quân dân, tổ chức cuộc kháng chiến.

Lê Hoàn lên ngôi, xưng là hoàng đế, tức Đại Hành hoàng đế. Đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê (sử gọi là nhà Tiền Lê).

Sau khi lên ngôi ông đã thân chinh chỉ huy công cuộc phòng thủ, chỉ huy thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 980 - 981.

Trong những năm làm vua, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện ở kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), tổ chức lễ cấy tịch điền hàng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, cho quân sĩ cùng nhân dân đào đắp nhiều kênh máng, mở mang đường sá, trấn áp các thổ hào địa phương nhằm củng cố uy quyền của nhà nước trung ương và sự thống nhất đất nước, thường xuyên sai sứ sang nhà Tống để giữ vững mối quan hệ hòa hiếu giữa hai bên.

Lê Đại Hành làm vua được 24 năm, mất năm 1005, thọ 65 tuổi.

 

 

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

(Tài liệu tham khảo : Lịch sử Việt Nam, tập 3 của Hội Đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2007).

 


Số lượt người xem: 4352    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm