CÔNG TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8 “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
5
1
3
2
0
NHÀ MINH ĐÔ HỘ ĐẠI VIỆT (1407 - 1427) 20 Tháng Mười 2011 9:30:00 CH

II. CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV (1407 - 1417)

1. Các cuộc khởi nghĩa “phản Minh phục Trần” do các quý tộc yêu nước họ Trần thực hiện.

1.1. Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi.

Trần Ngỗi là con thứ của Trần Nghệ Tông. Đầu năm 1407, khi quân Minh xâm lược nước ta, Trần Ngỗi đã nổi dậy khởi nghĩa ở Yên Mô (Ninh Bình), được suy tôn là Giản Định Đế (10/1407), đã giải phóng dược một vùng đất ở phía Bắc, nhưng không duy trì được lâu. Tháng 12 năm Mậu Tý (1408), do mâu thuẫn nội bộ, ông chạy về thành Ngự Thiên (nay thuộc Hưng Hà, Thái Bình), nhưng vẫn dốc chí đánh giặc. Ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Sửu (1409), ông bị tướng của Trần Quý Khoáng là Nguyễn Suý bắt được, dẫn về Nghệ An với nghĩa quân Trần Quý Khoáng.

1.2. Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.

Trần Quý Khoáng là cháu Trần Nghệ Tông tiếp tục khởi nghĩa (1409), xưng là Trùng Quang Đế và được nhân dân ủng hộ.

Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng ra đời do sự phân biệt, chia rẽ nội bộ trong cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi. Những người chỉ huy cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng thấy rõ điều ấy và tìm cách hợp nhất hai lực lượng yêu nước lại dưới quyền của Trần Quý Khoáng rồi suy tôn Trần Ngỗi lên làm Thái thượng hoàng.

Nghĩa quân Trần Quý Khoáng, sau một thời gian củng cố lực lượng, vẫn kiểm soát khu vực từ Thanh Hóa trở vào. Dưới sự chỉ huy của các tướng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy, nghĩa quân nhiều lần tiến ra hoạt động ở vùng lưu vực sống Đáy, sông Nhị, sông Thái Bình, đánh chiếm cửa Hàm Tử, đồn Bình Than, gây cho quân Minh nhiều thiệt hại. Sau đó, nghĩa quân thất bại ở Ái Tử - Quảng Trị, khởi nghĩa tan rã năm 1413.

Sau thất bại của Nhà Hồ, cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409) và Trần Quý Khoáng (1409- 1413) là lớn nhất. Nhưng dù thất bại, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã thể hiện quyết tâm chống xâm lược, giành lại quyền tự chủ cho đất nước.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8.

 

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử Việt Nam tập 3, tác giả Hội đồng khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh –Viện khoa học xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh ,NXB Trẻ, năm 2007.

- Tiến trình Lịch sử Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Ngọc, NXB Giáo dục,  năm 2009.

- Thế thứ các triều vua Việt Nam, tác giả Nguyễn Khắc Thuần ,NXB Giáo dục, năm 2010.

- Tóm tắt các niên biểu sử Việt Nam, tác giả Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, NXB Văn hóa – thông tin, năm 2008.

- Hỏi đáp lịch sử Việt Nam tập 2-3, Tác giả Nhóm Nhân văn trẻ,  NXB Trẻ, năm 2008.

- Hồn Việt số 32 tháng 2-2010.

- Các nhân vật lịch sử của NXB Giáo dục.

 


Số lượt người xem: 10648    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm