CÔNG TRÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CỦA BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY QUẬN 8 “DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA"
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

5
1
0
6
3
1
1
1
Giai đoạn từ thế kỷ IX đến thế kỷ X 20 Tháng Mười 2011 3:15:00 SA

PHẦN 1 : LỊCH SỬ VIỆT NAM THẾ KỶ IX

Cuối năm 791, Phùng An (con Phùng Hưng) nhận thấy khó chống nổi quân của Đô hộ An Nam đô hộ phủ Triệu Xương nên Phùng An ra hàng, nhà Đường (Trung Quốc) kiểm soát lại Giao Châu. Nhà Đường đặt quân nhu viễn ở An Nam đô hộ phủ để tăng lực lượng quân sự trấn áp dân chúng và đắp cao La Thành để phòng quân lính nổi loạn.

Năm 801, nhà Đường cử Bùi Thái sang làm Đô hộ An Nam đô hộ phủ. Đến năm 803, bị quân của tướng địa phương đánh phá, Bùi Thái trốn chạy về Trung Quốc, nhà Đường lại cử Triệu Xương sang đối phó.

Ít lâu sau, bùng nổ cuộc binh biến lớn do Dương Thanh cầm đầu. Dương Thanh là một thủ lĩnh người bản xứ, thuộc dòng dõi hào trưởng nhiều đời, có thế lực lớn ở Châu Hoan (Nghệ An – Hà Tĩnh). Cai trị An Nam đô hộ phủ bấy giờ là Lý Tượng Cổ thu nạp Dương Thanh làm tướng trong nha môn, lãnh chức Thứ sử Hoan Châu.

Cuộc khởi nghĩa Dương Thanh (Năm 819 – 820)

Năm 819, Dương Thanh nhân cơ hội được trao 3000 quân với đầy đủ vũ khí đi dẹp cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc ở Hoàng Động (sau này là người Choang ở miền Quảng Tây – Trung Quốc) nên ông kêu gọi binh lính khởi nghĩa chống lại nhà Đường, giết Lý Tượng Cổ và hơn 1000 gia thuộc, thành Tống Bình (Hà Nội) thuộc về Dương Thanh.

Vua Đường dùng quỷ kế là ban lệnh tha tội phản loạn và phong Dương Thanh làm Thứ sử Quỳnh Châu (nay là đảo Hải Nam – Trung Quốc). Dương Thanh nhận ra ý đồ nên kiên quyết trấn giữ thành Tống Bình (Hà Nội), bảo vệ Giao Châu, chống lại lệnh triều đình.

Biết không thể lung lạc được Dương Thanh, nhà Đường cử Quế Trọng Vũ làm Đô hộ An Nam đô hộ phủ. Quế Trọng Vũ chiêu dụ những thủ lĩnh khác trong nghĩa quân và binh lính dưới quyền của Dương Thanh nên ông dần dần bị cô lập rồi cuối cùng Dương Thanh và con là Dương Chí Trinh tử nạn, sau đó tài sản bị tịch thu, cả họ bị tru di tam tộc vào năm 820.

Về sau, còn có nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại bọn quan đô hộ như năm 828 Thứ sử Phong Châu Vương Thăng Triều nổi lên định kéo quân xuống đánh chiếm phủ thành nhưng bị đánh bại và giết chết; năm 841, do bắt lao dịch nặng nề, quân lính phủ thành lại nổi dậy, cướp kho đạn làm Kinh lược sứ Vũ Hồn phải bỏ chạy về Quảng Châu…

Thế kỷ IX, có những cuộc khởi nghĩa với khí thế dân chúng nổi dậy đều rất cao, lực lượng đông đảo, rộng khắp, lập nên căn cứ địa, chiếm giữ được phủ thành, kiểm soát tình hình cả Giao Châu. Chính quyền đô hộ của nhà Đường có lúc gặp nguy cơ mất cả An Nam đô hộ phủ. Tuy nhiên, một hạn chế lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa thời kỳ này là sau khi giành thắng lợi về quân sự, những thủ lĩnh gồm tù trưởng, hào trưởng, tướng lĩnh hầu như không tổ chức được việc trấn giữ vùng đất giải phóng, không dựng nổi chính quyền tự chủ trên phạm vi rộng lớn. Lực lượng quân đội được tổ chức tốt của nhà Đường (Trung Quốc), với những mưu mô xảo quyệt của vua quan triều đình, đã khiến cho quân khởi nghĩa nhanh chóng bị tan vỡ. Mặt khác, trong phong trào quần chúng nổi dậy, các thủ lĩnh vẫn còn mang đầu óc địa phương, cục bộ cho nên sau khi lật đổ chính quyền đô hộ, thường xảy ra tình trạng tranh giành quyền lực, nội bộ chia rẽ làm cho lực lượng nghĩa quân dần suy yếu, cuối cùng đều tan rã. Đây là bài học lịch sử mà về sau, có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ do họ Khúc lãnh đạo thập niên đầu thế kỷ X.

BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY

 

(Tài liệu tham khảo : Lịch sử Việt Nam, tập 2 - 3 của Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2007).

 


Số lượt người xem: 5650    
Xem theo ngày Xem theo ngày
  • Không tiêu đề
Object reference not set to an instance of an object.
Tìm kiếm